Nội dung trả lời qua công tác đối thoại giữa doanh nghiệp với chính quyền Quận 4

Qua công tác tổ chức đối thoại giữa Chính quyền Quận 4 với Doanh nghiệp Quận 4, trên cơ sở tiếp thu, lắng nghe các ý kiến của các doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân Quận 4 đã chỉ đạo các đơn vị chức năng chủ động nghiên cứu, phối hợp trả lời các câu hỏi của các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đặc biệt trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19 hiện nay như sau:

 Câu hỏi 1: Căn cứ theo biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2022 (cập nhật 26/02/2022 giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP ) thì nhập khẩu Polyme thuộc mã HS39069099 VAT là 10%, nhưng khi xuất hóa đơn GTGT bán hàng thì khách hàng chỉ nhận hóa đơn GTGT 8%. Và ngược lại, nhập khẩu 8% nhưng chỉ nhận hóa đơn với GTGT 10%. Vậy Công ty cần chứng minh gì về hàng nhập khẩu với thuế suất tại Hải Quan như vậy để khách hàng chấp nhận thuế GTGT tương ứng.

Trả lời:
Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP quy định: “1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp mặt hàng Polyme có mã HS 39069090 được liệt kê tại Phụ lục I Nghị định số 15/2022/NĐ-CP thì không thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.Vì vậy để chứng minh về thuế GTGT hàng nhập khẩu, doanh nghiệp có thể cung cấp Tờ khai Hải quan để khách hàng biết.

 Câu hỏi 2: Thông tư số 43/2021/TT-BTC có hiệu lực 01/08/2021, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính) về đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% của Thiết bị, dụng cụ y tế như sau: “Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ y tế: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai; các dụng cụ, thiết bị y tế có Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn theo quy định pháp luật về y tế hoặc theo Danh mục trang thiết bị y tế thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BYT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). …”

Như vậy, nếu các dụng cụ, thiết bị y tế có Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn theo quy định pháp luật về y tế hoặc theo Danh mục trang thiết bị y tế thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BYT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì doanh nghiệp được áp dụng thống nhất 1 thuế suất thuế GTGT 5% đúng không?

Trả lời:
Căn cứ Điều 1 Thông tư số 43/2021/TT-BTC ngày 11/6/2021 của Bộ Tài chính ngày 11/6/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính) quy định:


“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính) như sau: "Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai; các dụng cụ, thiết bị y tế có Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn theo quy định pháp luật về y tế hoặc theo Danh mục trang thiết bị y tế thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BYT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có)…"

Như vậy nếu các thiết bị, dụng cụ y tế có Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn theo quy định pháp luật về y tế hoặc theo Danh mục trang thiết bị y tế thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BYT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được áp dụng thuế suất thuế GTGT là 5%.

 Câu hỏi 3: Hàng năm, công ty nhập khẩu hạt điều thô từ Châu Phi về Việt nam với số lượng trên, dưới 100,000 tấn. Khi làm thủ tục nhập khẩu thì chúng tôi khai báo hải quan dựa trên trọng lượng (Net weight) được thể hiện trên bộ chứng từ, sau khi lấy hàng từ Cảng thì sẽ cân lại hàng dưới dự giám sát của bên giám định thứ 3 (Vinacontrol hoặc Cafecontrol), sau đó bên giám định sẽ phát hành chứng thư xác định trọng lượng lô hàng và các bên dùng số liệu này để quyết toán hợp đồng. Thông thường số lượng hàng trên chứng thư sẽ chênh lệch so với số lượng hàng đã khai báo Hải quan (do thời gian vận chuyển trên tàu dài, tăng/ giảm độ ẩm). Vậy chúng tôi xin hỏi: Nếu có chênh lệch như trên thì doanh nghiệp có được làm điều chỉnh tờ khai hải quan để trọng lượng hàng trên tờ khai bằng với lượng hàng thực tế theo chứng thư phát hành bởi bên giám định thứ 3 không? Nếu được thì thủ tục như thế nào?

Trả lời:
Trường hợp này Công ty thực hiện thủ tục khai bổ sung theo quy định tại điểm a.6 khoản 2 Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BCT; được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính.

 Câu hỏi 4: Doanh nghiệp có nhập khẩu một số máy móc/ thiết bị phục vụ sản xuất với hình thức trả chậm. Có vài trường hợp là sau khi lắp đặt máy, đưa vào sử dụng một thời gian thì chất lượng/ hiệu quả của máy không đạt như thỏa thuận, nên nhà cung cấp đồng ý giảm giá (2 bên ký phụ lục). Vậy chúng tôi có được sửa tờ khai đã thông quan theo giá trị mới (giảm) trên phụ lục hợp đồng không?

Trả lời:
Trường hợp của Quý công ty thực hiện đúng theo quy định tại Điều 15, Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 60/2018/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính quy định về Trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì được khai bổ sung theo quy định tại Khoản 9 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC  ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

 

Câu hỏi 5: Miễn, giảm kiểm tra chuyên ngành đối với thức ăn bổ sung thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường thủy sản nhập khẩu. Doanh nghiệp từng nhập nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản và xử lý môi trường thủy sản 3 lần liên tiếp trong 1 năm, không thay đổi Nhà sản xuất, bản chất hay công dụng của sản phẩm. Biện pháp kiểm tra: 2b (thông quan trước, hợp quy sau). Những nguyên liệu này chỉ phục vụ sản xuất, không nhầm mục đích kinh doanh và không bán tạo thêm mã tiếp nhận trên CSDL. Nay, doanh nghiệp muốn đăng ký miễn giảm kiểm tra chất lượng (giảm công bố hợp quy) cho lô hàng mới vào năm tiếp theo nhưng hiện vẫn chưa có văn bản nào hường dẫn chi tiết về thủ tục miễn, giảm kiểm tra chất lượng nhà nước đối với mặt hàng thức ăn bổ sung thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường thủy sản nhập khẩuvậy cần thực hiện những thủ tục nào để xin được miễn giảm đối với mặt hàng thức ăn và xử lý môi trường trong thủy sản?

Trả lời:
Theo điểm a, khoản 8 Điều 1, Nghị Định 74/2018/NĐ-CP để được miễn giảm kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, người nhập khẩu phải có văn bản đề nghị miễn kiểm tra với các thông tin sau: Tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; số lượng, khối lượng nhập khẩu theo đăng ký; đơn vị tính; kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của 03 lần liên tiếp gửi về Tổng cục Thủy sản để được xem xét miễn giảm kiểm tra.

 Câu hỏi 6: Đề nghị hướng dẫn “CAS code của chất” hay “CAS code của 1 thành phần của chất” rơi vào “phụ lục II: Danh Mục Hóa Chất Hạn Chế Sản Xuất, Kinh Doanh Trong Lĩnh Vực” thì phải xin “Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp”?

Trả lời:
Căn cứ Khoản 4, Điều 15 Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định: Tổ chức, cá nhân chỉ được sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép và có trách nhiệm duy trì đủ điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này trong suốt quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trường hợp tổ chức, cá nhân không còn đáp ứng đủ điều kiện sẽ bị thu hồi Giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật hóa chất.

 

Câu hỏi 7: Ngày 10.08.2022, Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) ban hành thông tư số 11/2022/TT-BKHCN (Thông tư 11) bãi bỏ toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ KHCN ban hành quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô trong đó có quy định về mức độ rời rạc đối với linh kiện ô tô nhập khẩu gồm Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN; Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN và Thông tư số 05/2012/TT-BKHCN.
Liên quan tới việc thực thi Nghị định 122/2016/NĐ-CP; Nghị định 125/2017/NĐ-CP, Nghị định 57/2020/NĐ-CP và Nghị định 101/2021/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan, như nêu tại Chương 98, điều kiện hiện hành về mức độ rời rạc của linh kiện ô tô nhập khẩu là một trong những căn cứ để xác định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng theo từng linh kiện tại Chương 97.  Do vậy, doanh nghiệp rất mong được Cơ quan Hải quan hỗ trợ hướng dẫn việc thực hiện áp thuế linh kiện ô tô nhập khẩu phục vụ sản xuất, lắp ráp kể từ ngày 01.10.2022 khi quy định về độ rời rạc của bộ linh kiện không còn hiệu lực nữa. Trong trường hợp này, chúng tôi muốn hỏi liệu doanh nghiệp có thể tiếp tục nhập linh kiện ô tô để sản xuất lắp ráp từ 1.10.2022 với mức thuế theo từng liên kiện như hiện tại không?

Trả lời:
Về chính sách thuế hiện hành liên quan đến mức độ rời rạc của ô tô nhập khẩu ngày 12/3/2012, Bộ KH&CN đã ban hành Thông tư số 05/2012/TT-BKHCN quy định về mức độ rời rạc của linh kiện ô tô nhập khẩu (Thông tư này sửa đổi, bổ sung các Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN và Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN). Kể từ khi ban hành, quy định về mức độ rời rạc của bộ linh kiện ô tô nhập khẩu được sử dụng như một trong các căn cứ pháp lý để áp dụng chính sách thuế nhập khẩu đối với ngành sản xuất, lắp ráp ô tô tại các Nghị định về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại các Nghị định số 122/2016/NĐ-CP , 125/2017/NĐ-CP, 57/2020/NĐ-CP, 101/2021//NĐ-CP.

Ngày 10/8/2022, Bộ KH&CN đã ban hành Thông tư số 11/2022/TT-BKHCN bãi bỏ Thông tư số 05/2012/TT-BKHCN quy định về mức độ rời rạc của linh kiện ô tô nhập khẩu. Khi thông tư số 11/2022/TT-BKHCN có hiệu lực (ngày 01/10/2022) sẽ tạo khoảng trống pháp lý trong việc thực hiện Chương trình ưu đãi thuế cũng như các chính sách ưu đãi đối với sản xuất, lắp ráp ô tô được quy định tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP.
Hiện nay, Bộ Tài chính đang xây dựng Nghị định về Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu. Theo đó Bộ Tài chính sẽ đề xuất theo hướng kế thừa nội dung quy định về mức độ rời rạc của Bộ KH&CN tại Thông tư số 05/2012/TT-BKHCN để quy định vào Nghị định.

 Câu hỏi 8: Trong quá trình lưu kho, phần lớn các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu này hiện đã bị hư hỏng (vỡ vụn, không còn là điều nguyên hạt). Doanh nghiệp có thể tiến hành tiêu hủy toàn bộ số lượng hàng hư hỏng này không? Nếu có, cần phải thực hiện thủ tục gì tại cơ quan Hải Quan?

Trả lời:
- Thủ tục tiêu hủy nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BCT được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính:
“ d) Tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:
d.1) Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d.2) Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân;

d.3) Cơ quan hải quan thực hiện giám sát trực tiếp việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trừ trường hợp nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tiêu hủy có trị giá dưới 1.000.000 đồng hoặc số tiền thuế dưới 50.000 đồng.
d.4) Trường hợp cơ quan hải quan giám sát trực tiếp việc tiêu hủy, khi kết thúc tiêu hủy, các bên tiến hành lập biên bản xác nhận việc tiêu hủy.
Riêng đối với tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp ưu tiên, cơ quan hải quan không thực hiện việc giám sát.”

 Câu hỏi 9: Khối lượng sản phẩm lỗi, phế phẩm có bị giới hạn (chỉ được bao nhiêu % …) hay không? Và được kê khai như thế nào khi thực hiện báo cáo quyết toán nguyên vật liệu hàng năm với cơ quan Hải quan?

Trả lời:
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Thông tư 38/2015/TT-BCT; được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính thì:
“ 1. Định mức thực tế sản xuất là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế đã sử dụng để gia công, sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu và được xác định theo quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.”
Theo đó, không có giới hạn tỷ lệ sản phẩm lỗi, phế phẩm.
- Cách tính định mức thực tế và lập các báo cáo quyết toán được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục I - Thông tư 39/2018/TT-BTC
                                                                                                                                                                                 Phòng KT

Giới thiệu Doanh nghiệp